Tuy chiếm lượng nhỏ trong cơ thể nhưng các vitamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sự sống. Phần lớn vitamin phải lấy từ nguồn thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Vitamin C là một trong số đó. Vậy bổ sung vitamin C có tăng sức đề kháng? Trả lời được câu hỏi này là chúng ta có thêm kiến thức hữu ích để nâng cao sức khỏe. Hãy dành thời gian tham khảo những chia sẻ bên dưới của totchohohap.vn bạn nhé!
Mối quan hệ giữa vitamin C với sức đề kháng của cơ thể
Vitamin C tham gia hỗ trợ các chức năng tế bào khác nhau của cả hệ thống miễn dịch tự nhiên và thích ứng. Nó hợp sức cùng hàng rào biểu mô để chống lại mầm bệnh, đồng thời thúc đẩy hoạt động quét oxy hóa trên da. Loại vitamin này còn xuất hiện trong các tế bào thực bào, điển hình là bạch cầu trung tính. Tại đây, nó hình thành các loại oxy phản ứng và loại bỏ vi khuẩn.

Khi cơ thể thiếu vitamin C thì sức đề kháng cũng kém đi và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Bổ sung vitamin C có vai trò ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng trên toàn bộ cơ thể. Dưỡng chất này đặc biệt có ý nghĩa trong việc phòng chống cảm lạnh. Ngoài ra, người thiếu vitamin C dễ gặp phải các vấn đề như chảy máu chân răng, chảy máu cam, sốt phát ban, khó đông máu, vết thương lâu lành.
Với tầm quan trọng nêu trên, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm nhiều vitamin C cũng tăng lên. Ớt chuông đỏ và xanh là những gợi ý hàng đầu. Các loại cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi súp lơ cũng cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Trong thế giới trái cây, các bạn nên ưu tiên cam, bưởi, dâu tây, kiwi, dứa, xoài. Ngoài ra còn phải kể đến quả ổi, lí đen, đu đủ…

Tuy nhiên, trong khẩu phần ăn mỗi ngày, không phải ai cũng lựa chọn thực phẩm giàu vitamin C. Chính vì vậy mà có nhiều sản phẩm vitamin C được ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Vitamin C uống như thế nào mới khoa học?
Việc xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cần được thực hiện kiên trì và chủ động. Rất nhiều người chỉ khi bị bệnh hay có dấu hiệu thiếu hụt mới quan tâm đến sức khỏe. Bổ sung vitamin C là việc cần làm hằng ngày nhưng cần có liều lượng phù hợp. Nếu lạm dụng thì sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ, dư thừa và kéo theo những tác dụng phụ, điển hình là sỏi thận hay dạ dày bị đầy hơi. Chưa kể đến việc uống liều lượng vitamin C quá cao trong nhiều ngày sẽ kéo theo viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn tác động đến kết quả xét nghiệm lượng đường trong máu.
Trong một ngày, cơ thể chúng ta cần bao nhiêu vitamin C? Ở mỗi độ tuổi và giới tính lại cần đến lượng vitamin C khác nhau.
Trẻ sơ sinh 0-6 tháng thì cần 40mg, từ 7 đến 12 tháng là 50mg.
Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, mỗi ngày cha mẹ cho bé nạp 15mg vitamin C.
Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi cần 25mg/ngày, từ 9 đến 13 tuổi là 45mg/ngày.
Thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-18 tuổi cần 75mg đối với nam và 65mg đối với nữ.
Với người trưởng thành, nam giới cần 90mg còn phụ nữ là 75mg/ngày
Phụ nữ có thai thì mỗi ngày nạp khoảng 80-85mg vitamin C. Trong khi đó, phụ nữ đang cho con bú cần đến 115mg – 120mg.

Hiện nay, việc uống C sủi khá phổ biến. Có nhiều sản phẩm từ các thương hiệu khác nhau nên rất dễ mua. Hương vị thơm ngon của các loại trái cây cũng giúp sản phẩm này được nhiều người yêu thích và lựa chọn. C sủi tăng cường sức đề kháng, giúp chúng ta tỉnh táo hơn, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi. Với hình thức viên nén được hòa tan khi gặp nước, vitamin C sẽ nhanh chóng đi vào dạ dày và máu.
Bạn đã biết cách sử dụng viên sủi C tăng sức đề kháng để đạt hiệu quả tốt nhất?
Trước hết, bạn nên sử dụng sủi C khi đã ăn no. Nếu không, vitamin C sẽ kích thích dạ dày và gây xót, tạo cảm giác cồn cào. Thời điểm tốt nhất để uống sản phẩm này là sau bữa ăn sáng. Nguyên tắc vàng là sử dụng trước 4 giờ chiều. Vì sao không nên dùng C sủi vào buổi tối? Vitamin C tạo cảm giác rất tỉnh táo nên bạn sẽ rất khó ngủ.

Lưu ý : Những người bị tăng huyết áp tuyệt đối không được dùng viên sủi Vitamin C. Tại sao các bác sĩ lại đưa ra lời khuyên này? Nguyên nhân là do trong viên sủi bọt có nhiều Natri – thành phần có trong muối. Đây lại là “thủ phạm” gây tăng huyết áp.
Những bệnh nhân bị sỏi thận cần đến lời khuyên của bác sĩ để nắm được liều lượng thực sự phù hợp.
Công dụng ngăn chặn trình trạng oxy hóa của vitamin c có khả năng làm suy giảm viêm, giúp điều chỉnh tác dụng miễn nhiễm.
Vitamin c cũng giữ cho làn da mạnh khỏe bằng giải pháp xúc tiến sinh collagen, giúp da là như một dãy rào ngăn các chất bất lợi thâm nhập vào thân hình. Vitamin c cũng có khả năng đẩy nhanh tiến trình chữa lành vết thương.
Vitamin cũng thôi thúc hoạt động của các mô thực bào, các mô miễn nhiễm giúp kháng cự lại vi khuẩn bất lợi và các phần tử khác.
Cạnh đó, nó thôi thúc sự tăng trưởng và di chuyển mô lympho ( một loại mô miễn nhiễm ) , có khả năng tấn công các chất lạ hoặc bất lợi trong máu.
Trong các tìm hiểu về hữu hiệu của vitamin c đối với virus tạo nên cảm cúm bình thường, vitamin c tưởng chừng như không làm cho bạn ít bị cảm cúm hơn – tuy nhiên nó nhiều khả năng làm cho bạn vượt xa cảm cúm nhanh hơn và khiến các biểu hiện ít trầm trọng hơn.
Với những chia sẻ nêu trên, chúng ta đã nắm được vitamin C có tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn cũng có thể tham khảo các loại vitamin tăng sức đề kháng khác cần bổ sung cho cơ thể tại đây. Không những thế, nó còn giúp làm đẹp da, tăng khả năng hấp thụ sắt… Với mọi dưỡng chất cũng như thực phẩm chức năng, chúng ta cần nắm được cách sử dụng để phát huy công dụng. Totchohohap.vn luôn đồng hành cùng quý vị độc giả để bảo vệ sức khỏe toàn diện!