1. Tổng quan bệnh Hen suyễn
Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh rất thường gặp tại Viêt Nam và thế giới, theo thống kê, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen suyễn, tại Việt Nam tỷ lệ toàn hộ hen suyễn trong dân số thay đổi tùy theo các nghiên cứu chiếm từ 5-10%. Hen suyễn là tình trạng viêm mãn tính phế quản (đường thở), nguyên nhân bởi sự tương tác giữa cơ địa dị ứng của bện nhân và các dị nguyên – yếu tố gây bệnh từ môi trường. Quá trình viêm mãn tính là đường thở sưng, phù nề, tăng tiết đàm nhớt và co thắt cơ trơn phế quản làm tắc nghẽn đường thở. Bệnh nhân hen suyễn sẽ có triệu chứng điển hình như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như: thay đổi thời tiết, phấn hoa, bụi, mùi nồng, nhiễm siêu vi. Xét nghiệp chẩn đoán xác định hen suyễn là hô hấp ký. Bệnh hen mãn tính không thể điều trị khỏi hẳn nhưng có thể kiểm soát triệt để.
2. Bệnh Hen suyễn là gì?
Bệnh Hen hay Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh lý về hô hấp tắc nghẽn đường thở do viêm hoặc co thắt cơ trơn bất thường. Bệnh hen là bệnh có thể kiểm soát được và người bệnh chung sống hòa bình với nó mà không gặp trở ngại nào trong công việc hay sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các cơn hen cấp có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện điều trị hoặc thậm chí tử vong. Ở bệnh lý hen, đường thở của người bệnh lúc nào cũng bị viêm ngay cả khi không có các triệu chứng (ho, khò khè, khó thở, nặng ngực). Các triệu chứng diễn ra với mức độ nặng, nhẹ khác nhau: có những đợt khởi phát rầm rộ nhưng có những lúc hoàn toàn không triệu chứng gì. Mức độ nghiệm trọng của căn bệnh này tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân, nếu bản thân người bệnh có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với các kháng nguyên thì tần xuất tái phát cơn hen sẽ tăng lên.

Bệnh hen suyễn
3. Nguyên nhân bệnh Hen suyễn
- Cơ địa dị ứng của bệnh nhân là một trong những nguyên nhân chính của bệnh hen suyễn. Bệnh nhân có cơ địa dị ứng là người hoặc người thân mắc các bệnh như hen, chàm di, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc.
- Tiếp xúc với các kháng nguyên gây hen suyễn từ môi trường bao gồm: con mạt, gián, lông chó mèo, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất gây dị ứng như sulfite, các hoá chất diệt côn trùng, chất tẩy, xịt phòng, một số thuốc như aspirine, kháng viêm Non-Steroid v.v.
4. Các triệu chứng bệnh Hen suyễn
Bệnh Hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như:
- Cơn khò khè tái đi tái lại.
- Ho nhiều và có xu hướng tăng vào ban đêm hoặc khi gần sáng, sau tập thể dục, hoạt động quá sức;
- Khó thở khi thời tiết thay đổi và nặng dần theo thời gian, kéo dài 5-10 phút, có khi đến hàng giờ, hằng ngày, sau đó giảm dần, bệnh nhân kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm.
- Ho/khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó với cơ thể.
- Đặc biệt ở trẻ em khi khám ngực có dấu hiệu thở rít, âm sắc cao khi thở ra.
Các dấu hiệu này xuất hiện hoặc tăng nặng vào ban đêm khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, bên cạnh đó một số tác động từ bên ngoài cũng kiến khác triệu chứng nặng thêm như:
- Gắng sức khi làm việc.
- Nhiễm virus.
- Tiếp xúc với lông động vật, bụi khói thuốc, phấn hoa, …
- Thay đổi nhiệt độ và môi trường sống;
- Thay đổi cảm xúc mạnh (cười, hét to).

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hen suyễn
Nếu bạn có dấu hiệu bị hen hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Các bước chẩn đoán bệnh gồm:
- Khai thác bệnh sử và tiền sử gia đình.
- Khám thực thể.
- Đo chức năng hô hấp.
- Kiểm tra kích thích phế quản.
- Thử nghiệm mức độ dị ứng.
- Đo nồng độ Oxit Nitric trong khí thở.
6. Phương Pháp điều trị Hen suyễn hiệu quả
Mục tiêu điều trị hen suyễn là: ngăn ngừa đợt cấp và kiểm soát triệu chứng. Điều trị bao gồm:
Thuốc: người lớn, trẻ em lớn có hen phế quản nên điều trị bằng thuốc kiểm soát hen có corticoid đường phun hít, thường kết hợp thuốc kích thích beta giao cảm kéo dài – giúp giảm các đợt cấp nặng. Bệnh nhân hen suyễn cần phải có thuốc cắt cơn hen, phòng ngừa trường hợp lên cơ hen bất ngờ, không xử lý được.
- Tránh xa các yếu tố nguy cơ gây hen suyễn, thực hiện tốt việc phòng và điều trị các bệnh đồng mắc.
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Người bệnh nên được tập huấn về kỹ năng cơ cản trong quản lý hen bao gồm:
- Trang bị các kiến thức về Hen.
- Sử dụng và nắm kỹ các kỹ thuật dùng thuốc dạng phun, hít.
- Thực hiện đúng theo phác đồ điều trị.
- Theo dõi thường xuyên các triệu chứng và mức độ lên cơn Hen.
- Tái khám theo lịch của bác sĩ để kiểm soát bệnh.
7. Cách phòng bệnh Hen suyễn hiệu quả
Người mắc bệnh Hen hoàn toàn có thể phòng các cơn Hen phế quản bằng các cách sau:
- Cai thuốc lá.
- Tập luyện thể lực.
- Tránh các loại thuốc có thể khiến bệnh Hen nặng lên.
- Chế độ ăn phù hợp.
- Phòng ô nhiễm không khí trong nhà.
- Tránh hít phải không khí ô nhiễm bên ngoài.
- Đối phó với cảm xúc.
- Tránh yếu tố khởi phát cơn Hen.
- Tiêm vắc xin phòng cúm.