Tầm quan trọng của giấc ngủ với sức đề kháng

Sức đề kháng của cơ thể là lá chắn giúp chúng ta phòng bệnh và phòng dịch. Nó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả lối sinh hoạt thường nhật. Ngày hôm nay, totchohohap.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với khả năng đề kháng của con người. Xin mời các bạn khám phá những kiến thức sức khỏe hữu ích bên dưới!

Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe nói chung

Trước hết, chúng ta sẽ điểm danh những lợi ích của giấc ngủ ngon mang lại cho cơ thể con người.

+ Tinh thần sảng khoái, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn.

+ Tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung.

+ Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến tim mạch và chứng Alzheimer.

+ Hỗ trợ cho quá trình thanh lọc thải độc của cơ thể, giúp làn da trở nên đẹp hơn.

+ Bổ sung hormone testosterone.

+ Hạn chế tình trạng viêm cũng như tổn thương tế bào.

+ Tăng cường sức đề kháng.

+ Giảm thiểu nguy cơ béo phì.

Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến thể trạng con người.
Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến thể trạng con người.

Tất cả những lợi ích trên đều đã được khoa học chứng minh. Qua đó, chúng ta thấy được ý nghĩa quan trọng của việc ngủ đúng giờ, đủ giấc. Sau một giấc ngủ ngon, cơ thể chúng ta được phục hồi, nguồn năng lượng dồi dào hơn. Đây cũng là nền tảng để chúng ta học tập, làm việc hiệu quả và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và sức đề kháng

Sức đề kháng được hình thành từ cơ chế phòng vệ của hệ miễn dịch. Trong hệ miễn dịch lại có nhiều thành phần khác nhau. Chức năng của chúng lại chịu tác động bởi giấc ngủ của con người. Những người bị thiếu ngủ lâu ngày hoặc chỉ ngủ 4-5 tiếng mỗi đêm thì hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

Một giấc ngủ sâu sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều cytokine. Đây là phần tử có vai trò quan trọng đối với đáp ứng miễn dịch. Hợp chất này bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách chống lại chứng viêm và nhiễm trùng. Cytokine được đánh giá là loại protein đa năng. Nó giúp hệ miễn dịch phản ứng nhanh chóng với các kháng nguyên.

Ngủ đủ giấc giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Ngủ đủ giấc giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, giấc ngủ chất lượng còn giúp cải thiện chức năng của các tế bào T. Trong hệ thống miễn dịch, tế bào T đảm nhận vai trò chống lại các mầm bệnh nội bào. Cụ thể là các tế bào bị nhiễm virus như cúm, herpes, HIV hay tế bào ung thư. Khi hệ miễn dịch nhận ra một tế bào bị nhiễm virus, nó nhanh chóng kích hoạt integrin – một loại protein kết dính. Muốn loại trừ những tế bào bị nhiễm bệnh, các tế bào T cần phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại. Trong khi đó, độ dính integrin có tác dụng thúc đẩy cho quá trình này diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Chúng được gắn vào nhau để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt mầm bệnh. Khi chúng ta ngủ, các tế bào T có mức độ kích hoạt integrin cao hơn lúc thức.

Bộ nhớ miễn dịch là khả năng nhận ra kháng nguyên đã gặp phải. Từ đó, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ tạo ra phản ứng thích hợp. Đây cũng là một cơ chế quan trọng để ngăn chặn nguy cơ bệnh tật. Tình trạng thiếu ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến cơ chế phòng vệ này. Cụ thể là hệ miễn dịch sẽ phản ứng chậm hơn khi bị mầm bệnh tấn công.

Như vậy, tầm quan trọng của giấc ngủ đối với hệ miễn dịch là không thể phủ nhận. Ngủ ngon là một biện pháp tăng sức đề kháng hữu hiệu và thiết thực!

Lời khuyên để có giấc ngủ khoa học, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

Muốn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng, bạn nên đảm bảo những điều kiện dưới đây :

+ Môi trường phòng ngủ cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo sự thông thoáng,  hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn và ánh sáng.

+ Khoảng 1- 2 tiếng trước khi bắt đầu ngủ, bạn không nên sử dụng các thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại. Các bước sóng điện từ là một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.

+ Không nên vận động mạnh trước khi đi ngủ bởi trạng thái hưng phấn khiến con người khó bắt nhịp vào giấc ngủ. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn nên dành thời gian để chơi thể thao, tập luyện thể dục. Đây là một bí quyết giúp chung ta ngủ sâu hơn.

+ Hạn chế sử dụng những loại đồ uống như cà phê, trà xanh, thức ăn béo ngọt khi gần đến giờ ngủ. Thêm vào đó, bữa tối cần cách giờ ngủ từ 3 đến 4 tiếng.

Thời gian ngủ và nghỉ ngơi cần đảm bảo khoa học
Thời gian ngủ và nghỉ ngơi cần đảm bảo khoa học

Nếu thực hiện tốt những điều trên mà vẫn khó ngủ thì bạn nên sử dụng các thực phẩm tốt cho giấc ngủ. Phô mai và thịt gà là hai gợi ý lý tưởng. Chúng sở hữu nguồn tryptophan dồi dào. Chúng là tiền thân của melatonin – hormone giấc ngủ.

Lúc già hơn, thân hình từ từ biến đổi. Các thay đổi này tác động đến thời lượng và giá trị giấc ngủ. Tùy vào hiện trạng, một hoặc nhiều điểm sau nhiều khả năng gây ảnh hưởng :

Mãn kinh tạo nên giảm thiểu nội tiết tố ở nữ giới, mang tới sự đổ mồ hôi vào vào lúc đêm khuya và các biểu hiện khác gây khó khăn ngủ , ngủ chập chờn không sâu giấc.

bậc cao niên có sự bớt đào thải hormon melatonin khống chế chu kì giấc ngủ. Với ít melatonin, nhiều người già nhận thấy buồn ngủ vào buổi tối sớm và thức dậy vào sáng sớm và có khả năng khó bước vào giấc ngủ hơn. Cũng là, thân hình cũng sinh ra khan hiếm hormone phát triển khiến cho giấc ngủ ngon trở thành thêm nhiều trở ngại.

Hiện trạng thể trạng tác động đến giấc ngủ : lúc có tuổi có rất nhiều bệnh lý mãn tính : viêm khớp gây đau, nhức mỏi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị giấc ngủ. Người bị đái tháo đường hoặc phì đại tuyến tiền liệt gây tiểu đêm liên tục, làm gián đoạn giấc ngủ ngon ; bệnh parkinson, bệnh alzheimer, và các bệnh thần kinh có khả năng gây lo lắng- làm ngăn cản giấc ngủ thông thường.

Vậy mấy giờ đi ngủ là tốt nhất? Đây là một nội dung rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả của giấc ngủ đối với sức khỏe tổng thể.

Sau một ngày, các cơ quan trong cơ thể cần được nghỉ ngơi để phục hồi, tái tạo. Khoảng thời gian từ 21 đến 22 giờ hàng ngày chính là lúc chúng ta nên đi ngủ. Hãy đảm bảo mỗi đêm ngủ được 7 tiếng để ngày mới luôn tràn đầy năng lượng bạn nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.
.
.
.