Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì, mức độ nguy hiểm ra sao?

Hệ hô hấp của con người được chia thành hai đường trên và dưới. Trong đó, nhiễm trùng đường hô hấp trên là căn bệnh khá phổ biến, xảy ra ở mọi nhóm tuổi. Tình trạng này thường xảy ra vào mùa lạnh, đặc biệt trong những ngày hanh khô. Việc hiểu rõ về căn bệnh sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng chống tốt hơn. Những chia sẻ bên dưới của totchohohap.vn sẽ giúp bạn đọc có được thông tin và lời khuyên hữu ích!

Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp là gì?

Đường hô hấp trên của cơ thể con người gồm có mũi, xoang, cổ họng, vòm họng và thanh quản. Những bộ phận này có vai trò vận chuyển không khí từ bên ngoài vào khí quản; cuối cùng là dẫn đến phổi để thực hiện quá trình hô hấp.

Khi chúng bị vi khuẩn, virus tấn công thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Dưới đây là những triệu chứng điển hình khi bị mắc bệnh :

+ Ngạt mũi, chảy nước mũi và sổ mũi

+ Ho khan không đờm, đau rát cổ họng, khản giọng

+ Nhức đầu và sốt

+ Khó thở hoặc thở nhanh

+ Da tím do thiếu oxy.

+ Đối với trẻ em, chúng ta còn thấy những biểu hiện khác. Cụ thể là mắt đỏ, chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, rối loạn tiêu hóa và biếng ăn.

Chảy nước mũi là biểu hiện rất rõ nét của nhiễm trùng hô hấp trên.

Ngoài ra còn có một vài triệu chứng ít gặp hơn như nhức mỏi cơ thể, hơi thở có mùi, mất khứu giác…

Những bệnh lý thường gặp ở nhiễm trùng đường hô hấp trên là :

+ Viêm xoang

+ Viêm thanh quản

+ Viêm amydal

+  Cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có gây nguy hiểm hay không?

Phần lớn trường hợp nhiễm trùng hô hấp trên là do các loại virus hô hấp thường gặp gây ra. Người bệnh thường tự khỏi sau khoảng 3 đến 5 ngày và không để lại biến chứng gì.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người lớn tuổi là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu. Tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên chính là cơ hội để các vi khuẩn tấn công và dẫn đến viêm phổi nặng. Nếu ở thể nặng, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm tim, viêm não, thấp khớp cấp. Đối với người bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ khiến bệnh tình xấu đi.

Khi phát bệnh cần được điều trị ngay.

Với một cơ thể khỏe mạnh, lượng không khí hít vào sẽ được niêm mạc mũi – họng sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch một phần trước khi đi tới khí quản. Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên thì quá trình này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách thì sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Khi đường hô hấp dưới bị ảnh hưởng cũng đồng nghĩa với việc sức khỏe giảm sút nhiều, thậm chí là có những biến chứng gây tử vong. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.

Dấu hiệu nào phản ánh bệnh tình trở nên nặng hơn?

+ Sốt cao không khỏi

+ Môi hoặc da xanh xao, nhợt nhạt

+ Chóng mặt, buồn nôn, choáng váng.

+ Khó thở

+ Việc nuốt thức ăn, đồ uống khó khăn

+ Triệu chứng bệnh kéo dài hơn 2 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm mà nghiêm trọng hơn.

Khi bị viêm thanh quản, người bệnh có thể bị khó thở. Tuy ít xảy ra nhưng nếu có thì đây chính là dấu hiệu của bệnh nặng. Bệnh nhân sẽ phải thở rít, khò khè… Trong trường hợp chữa trị không tốt, bệnh sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính.

Khi xuất hiện một trong những triệu chứng này, bệnh nhân cần được nhanh chóng điều trị.

Những bệnh lây qua đường hô hấp

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hô hấp thường là do virus. Tính đến thời điểm hiện tại, virus Rhino và Corona là hai cái tên tiêu biểu và phổ biến nhất. Ngoài ra còn phải kể đến virus hô hấp hợp bào, virus á cúm và virus Adeno. Có nhiều chủng siêu vi gây bệnh khác nhau nhưng điểm chung của chúng chính là khả năng lây lan cực nhanh. Chúng có thể phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện và bắt tay. Ngoài ra, sự truyền nhiễm bệnh còn có thể thông qua các bề mặt có virus bám vào. Tiêu biểu là bàn ghế, giường, tay nắm cửa, đồ chơi…

Vi khuẩn phát tán trong không khí.

Có những căn bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp nào gây lây lan? Đứng đầu danh sách chính là cảm cúm, viêm phế quản. Ngoài ra, chúng ta đã và đang phải đối diện với đại dịch Covid-19 do virus Corona gây ra.

Dưới đây là một số biện pháp giúp chúng ta kiểm soát triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên :

+ Uống nhiều nước để làm ẩm mũi cũng như niêm mạc xoang.

+ Đeo khẩu trang để ngăn ngừa bụi bẩn, tuyệt đối không tiếp xúc với khói thuốc lá bởi nó có thể làm cho các triệu chứng nặng hơn.

+ Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để giảm thiểu cảm giác ngạt mũi, đồng thời đảm bảo vệ sinh.

+ Ngồi thẳng giúp dễ thở hơn.

Nhiều tình huống cảm cúm có khả năng kéo dài đến 7 – mười ngày. Dẫu vậy, nếu tình huống cảm cúm đồ quý vị nặng hoặc trải dài, các bạn cần đi kiểm tra sức khỏe nha sĩ. Nếu các bạn gặp cả biểu hiện sốt hoặc ngột ngạt, nhiều khả năng các bạn đang mắc một loại bệnh trầm trọng hơn, chẳng hạn như cúm , cần được chăm lo y tế.

xem thêm: Các loại kháng sinh đường hô hấp trên cho trẻ em

Bài viết của totchohohap.vn đã giải thích nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sản phẩm Clearwayz với công dụng phòng tránh lây nhiễm qua đường hô hấp cực kỳ công hiệu!

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.
.
.
.