Nhận biết dấu hiệu và nguyên nhân suy giảm miễn dịch

Khi hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả là lúc cơ thể dễ bị các tác nhân có hại bên ngoài gây bệnh. Tùy vào từng cấp độ mà tình trạng này có những ảnh hưởng nặng nhẹ khác nhau đến sức khỏe con người. Vậy nguyên nhân suy giảm miễn dịch là gì, dấu hiệu nhận biết ra sao? Đây đều là những kiến thức chúng ta cần trang bị cho bản thân và gia đình.

Ngày hôm nay, totchohohap.vn xin được chia sẻ đến quý vị độc giả những thông tin khoa học hữu ích xung quanh chủ đề này!

Tìm hiểu nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch

Yếu tố di truyền

Đây là cơ chế gây ra suy giảm miễn dịch nguyên phát. Các vấn đề trong mã di truyền gây ra những khiếm khuyết của hệ miễn dịch. Khoa học hiện đại đã phát hiện hơn 300 loại rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát. Điển hình là tình trạng thiếu hụt các loại tế bào miễn dịch như lympho B.

Việc thiếu hụt bất cứ yếu tố nào của hệ miễn dịch cũng gây ảnh hưởng xấu.

Người bệnh bẩm sinh bị thiếu một số chất miễn dịch do di truyền từ cha/mẹ hoặc cả hai. Những người này đặc biệt nhạy cảm với các vi trùng và dễ bị nhiễm trùng. Những đợt nhiễm trùng này thường xuyên tái phát và khó điều trị.

Môi trường sống bị ô nhiễm

Hiện nay, ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối tại nhiều quốc gia. Lá phổi bị đe dọa nghiêm trọng trước bụi mịn, khói xăng xe và hóa chất. Khói bụi là những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của tế bào T. Trong khi đó, tế bào T đóng vai trò quan trọng trong việc chống viêm sưng. Không những thế, lượng tế bào B cũng bị giảm sút kéo theo nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng

Thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày cũng là yếu tố quyết định đến sức khỏe.

Đồ dầu mỡ chiên rán, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh là những món gây áp lực cho gan và thận. Những bộ phận này sẽ phải tăng cường hoạt động và quá tải khi bạn thường xuyên sử dụng những món ăn nêu trên. Quá trình thải độc của hệ bài tiết cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, làm cho khả năng kháng bệnh kém đi.

Sở thích ăn nhiều đồ ngọt vừa tăng nguy cơ béo phì, vừa làm giảm năng lực chống vi khuẩn của bạch cầu.

Chế độ dinh dưỡng phản ánh sức khỏe con người.

Một chế độ ăn dư đạm, nhất là đạm có nguồn gốc động vật sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều hơn hormone IGF1. Loại hormone này lại thúc đẩy sự già hoá và cản trở hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch.

Ngoài ra, chúng ta cần điểm danh rượu bia trong danh sách đồ uống nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây hại cho sức đề kháng. Thói quen thường xuyên uống rượu bia làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch với tác nhân gây bệnh.

Tác dụng phụ của hóa trị, phóng xạ, việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh… cũng là thủ phạm làm hệ miễn dịch suy yếu.

Những biểu hiện cho thấy cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược

Nếu tình trạng uể oải, thiếu năng lượng kéo dài ngay cả khi bạn ngủ đủ giấc thì đây là một tín hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang bị ảnh hưởng.

Dễ bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn

Hệ hô hấp là một trong những cửa ngõ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công – đặc biệt là trong những ngày lạnh, thời tiết thay đổi. Khi lượng kháng thể bị suy giảm, cơ thể chúng ta dễ mắc các chứng cảm lạnh, cảm cúm, ho… Nguy hiểm hơn là viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi. Không những thế, những bệnh này sẽ thường xuyên tái phát.

Cảm cúm là dấu hiệu thường thấy ở suy giảm miễn dịch.

Vết thương hở chậm lành

Khi bị suy giảm miễn dịch, ngay cả những vết đứt nhỏ trên chân tay cũng khó lành. Chưa kể đến nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn người khỏe mạnh.

Chức năng tiêu hóa kém

Đường ruột là môi trường phức tạp, chứa cả những lợi khuẩn và những vi khuẩn gây hại. Khi hệ miễn dịch bị ảnh hưởng xấu thì môi trường vi sinh vật ở đường ruột cũng mất cân bằng. Những triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy là rất phổ biến.

Làn da trở nên khô sạm

Khi sức đề kháng kém, quá trình thải độc của cơ thể cũng bị chậm lại. Lúc này, các độc tố có thể tích tụ trên da khiến sắc tố kém đi, kém mềm mại.

Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến những dấu hiệu khác như đau khớp, thị lực suy giảm, dễ bị căng thẳng stress.

Khi biết được nguyên nhân suy giảm miễn dịch và dấu hiệu đặc trưng, chúng ta có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

Việc rèn luyện những thói quen lành mạnh trong sinh hoạt hằng ngày là vô cùng cần thiết. Cụ thể là :

– Xây dựng thực đơn lành mạnh, kết hợp đầy đủ các nhóm dưỡng chất.

– Mỗi ngày đều rèn luyện thể chất để tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.

– Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Người lớn cần đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm.

– Sử dụng thuốc theo đơn.

– Kết hợp dùng thực phẩm chức năng (có hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ).

– Giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như môi trường sống.

Cách thức này ít lúc được ứng dụng, chỉ thường dùng cho với các người bệnh mắc bệnh sụt giảm miễn nhiễm nặng. Người bệnh sẽ được cấy mô mạnh khỏe vào trong thân hình của bản thân. Người bệnh sẽ không nhận thấy đớn đau kể từ lúc tổ chức ghép và mô. Có khả năng mất từ ​​2 đến 6 tuần để các mô gốc mới nhân lên và tiến hành tạo nên các mô máu vận hành mạnh khỏe. Trong khoảng thời gian này, người bệnh nhiều khả năng nên nán lại trung tâm y tế hoặc , hoặc được điều tra từng ngày bởi nhóm nha sĩ ghép. Có khả năng mất 6 tháng đến một năm cho đến khi lượng mô máu tốt trong thân hình người bệnh trở về bình thường.

Hơn nữa, việc làm các hành động có lợi cho sức khỏe nhằm giúp đỡ cho hệ miễn dịch cũng cạn sức mấu chốt. Người bệnh nên thưởng thức thức ăn tốt như hoa quả, rau, ngũ cốc và protein nạc. Rèn luyện thể lực hàng ngày. Phương án xoa bóp, rèn luyện thể lực, ở cạnh các bạn anh ấy yêu thích, và cầu hoặc thiền là nhiều cách khác để giảm bớt căng thẳng.

Totchohohap.vn xin chúc quý vị độc giả thực hiện tốt những lời khuyên trên để cơ thể luôn dồi dào năng lượng!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.
.
.
.