Từ A đến Z kiến thức cần biết về viêm đường hô hấp dưới

Hiện nay, viêm đường hô hấp dưới là một trong những nhóm bệnh lý dễ mắc phải. Điều đáng lo ngại là những biến chứng của nó rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng con người. Ngày hôm nay, totchohohap.vn sẽ cùng với bạn đọc tìm hiểu cặn kẽ, chi tiết về căn bệnh này!

Nguyên nhân và dấu hiệu của hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Viêm đường hô hấp dưới là gì?

Đây là hội chứng bao gồm tất cả các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới (phổi, khí quản, phế quản và tiểu phế quản). Nó còn được biết đến với tên gọi nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Tình trạng lá phổi bị vi khuẩn, virus tấn công.

Những bệnh thường gặp khi bị viêm đường hô hấp dưới là : viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và lao.

Viêm tiểu phế quản : Đây là tình trạng nhiễm trùng tại các đường thở nhỏ ở trong phổi. Các chất nhờn tích tụ trong đường hô hấp dẫn đến tắc nghẽn, khó thở. Bệnh này thường gặp ở các bé dưới 12 tháng tuổi, khi mà các tiểu phế quản chưa phát triển toàn diện.

Viêm phế quản : Niêm mạc xung quanh phế quản bị kích thích phồng lên, tăng tiết dịch nhầy khiến không khí khó lưu thông. Bệnh này được chia thành hai loại là cấp tính và mãn tính.

Viêm phổi : Đây là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Khi bị viêm phổi, các tổ chức chính ở lá phổi bị tổn thương nghiêm trọng, nhất là các phế nang. Điều này làm cho dưỡng khí không thể đi vào máu.

Viêm phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

Lao phổi (hay còn gọi là ho lao) :  Vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis sẽ tấn công, phá hủy các mô của cơ thể và dẫn đến phản ứng ho. Bệnh này có khả năng truyền nhiễm qua không khí rất cao.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn :

+ Trẻ em dưới 5 tuổi và người trưởng thành trên 65 tuổi

+ Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc

+ Phụ nữ đang mang thai

+ Người có bệnh nền như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường, các bệnh về tim mạch, thận và gan.

+ Người suy giảm hệ miễn dịch do bị ung thư, hoặc vừa trải qua phẫu thuật điều trị, hóa trị liệu cao.

Nguyên nhân gây bệnh

+ Vi khuẩn : Những cái tên điển hình là Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn ), Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Ngoài ra, có thể kể đến một số loại vi khuẩn khác như Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae.

+ Virus :  Các virus gây bệnh cúm như Parainfluenza, Adeno, Rhinovirus, virus cúm A và B; các virus hợp bào hô hấp.

+ Nhiễm Mycoplasma : Đây là những sinh vật nhỏ có đặc điểm của cả virus và vi khuẩn.

+ Hóa chất, các chất gây dị ứng; khói bụi độc hại.

+ Khói thuốc lá :  đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm phổi mãn tính.

Những triệu chứng viêm đường hô hấp dưới

Khi người bệnh bị nhiễm trùng nhẹ, các biểu hiện tương tự như cảm lạnh thông thường. Cụ thể là :

+ Sốt nhẹ

+ Đau đầu, chóng mặt

+ Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi

+ Ho khan, đau họng

Trong trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp độ nặng, có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như :

+ Sốt cao

+ Ho dai dẳng và dữ dội, ho có đờm

+ Tim đập nhanh

+ Thở khò khè hoặc khó thở

+ Cảm thấy nặng hoặc đau ở vùng ngực.

Các biểu hiện thường gặp của viêm đường hô hấp dưới.

Nếu chia ra từng bộ phận, chúng ta sẽ có những triệu chứng điển hình riêng. Cụ thể là :

+ Khí quản : khản giọng, khó nói

+ Phế quản : ho khan hoặc kèm theo đờm, nặng tức ngực

+ Tiểu phế quản : khó thở, thở khò khè và có tiếng rít

+ Phổi : khó thở, ho khạc đờm, ho ra máu, khi hít sâu sẽ cảm thấy đau ngực.

Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới

Đối với viêm phế quản cấp tính

+ Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi

+ Uống thuốc giảm ho, hạ sốt

+ Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

+ Súc miệng bằng nước muối nhạt ấm

Đối với viêm phế quản mãn tính

+ Sử dụng thuốc giãn phế quản chống co thắt :

Vai trò của chúng là làm thông đường thở của người bệnh – giúp việc trao đổi khí dễ dàng hơn. Gợi ý tiêu biểu là các loại thuốc như Théostart, Salbutamol,…

Cần nhanh chóng khám bệnh và điều trị để không gây biến chứng.

+ Thở oxy :

Những tổn thương cơ bản trong viêm phế quản mãn tính gây ra tắc nghẽn đường thở. Chính vì vậy, cơ thể bệnh nhân không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Thở oxy được áp dụng trong trường hợp viêm phế quản mãn tính nặng và ít đáp ứng với thuốc điều trị.

Đối với viêm phổi

+ Dùng kháng sinh sớm và phù hợp trong khoảng 5 đến 10 ngày. Tuỳ theo chỉ định của bác sĩ mà sử dụng kháng sinh theo đường chích hay uống. Trường hợp bệnh nặng và có nhiều yếu tố nguy cơ thì phải điều trị tại bệnh viện.

+ Khi xảy ra hiện tượng khó thở, xanh tím, co kéo cơ hô hấp phụ thì cần đến oxy hỗ trợ.

+ Kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng trong trường hợp cần thiết để hạ sốt, giảm ho, và giảm đau.

+ Thường xuyên theo dõi tái khám để phát hiện các triệu chứng trở nặng hay kịp thời can thiệp khi xuất hiện biến chứng.

Viêm tiểu phế quản ( bronchiolitis ) là bệnh viêm phổi do nhiễm khuẩn hay thấy ở trẻ em. Tổng hợp tại đất nước chúng ta, bệnh chiếm khoảng 40 – 50% nguyên do trẻ thơ vào viện chữa trị tại khoa hít thở.

Các biểu hiện lúc đầu của bệnh tương đồng như cảm cúm bình thường, tiếp đó trẻ có khả năng ho, thở phì phào, kể cả ngột ngạt. Nếu không được chữa trị đúng lúc và đúng cách , trẻ nhiều khả năng gặp nguy hại bởi các thay đổi bất lợi như rối loạn chức năng hít thở, suy hít thở cấp, tràn khí màng phổi, xẹp phổi.

Với những chia sẻ trên đây, totchohohap.vn mong rằng quý vị độc giả sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.
.
.
.
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x