Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em

Đối với bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp, chúng ta tuyệt đối không thể xem nhẹ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ dai dẳng, thậm chí để lại biến chứng nguy hiểm. Trẻ em lại là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện đầy đủ. Trong bài viết hôm nay, totchohohap.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng về nhiễm khuẩn hô hấp cũng như cách phòng bệnh ở trẻ nhỏ!

Thế nào là nhiễm khuẩn hô hấp cấp?

Thuật ngữ này chỉ nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra, để lại những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hoặc toàn bộ hệ thống đường hô hấp.

Bệnh lý này chia thành hai loại, đó chính là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới.

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, người bệnh có thể mắc những căn bệnh sau đây : viêm họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra còn phải kể đến cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng thường thấy là ho, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, sốt nhẹ.

Cảm cúm là tình trạng thường gặp khi bị virus tấn công vào hệ hô hấp.

Những trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, sống trong môi trường kém vệ sinh, ô nhiễm dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Trong khi đó, đường hô hấp dưới gồm có hai lá phổi, khí quản, các ống phế quản, các tiểu phế quản. Khi bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ bị viêm khí quản, phế quản, viêm phổi.

Ở đây, viêm phổi là nguy hiểm nhất. Nó được xếp vào danh sách những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi tại các quốc gia đang phát triển. Thở nhanh chính là triệu chứng sớm nhất khi bé bị viêm phổi. Vậy nhịp thở nhanh được xác định như thế nào?

+ Trẻ dưới 2 tháng : từ 60 lần /phút trở lên.

+ Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng : 50 lần /phút trở lên.

+ Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi : từ 40 lần /phút trở lên.

Con số chỉ chính xác khi trẻ nằm yên và không quấy, khóc.

Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ

Cho trẻ bú sữa mẹ

Trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Chính vì vậy, đây là nguồn dưỡng chất thiết yếu giúp bé khỏe mạnh. Các mẹ nên cho con bú ngay sau sinh và đảm bảo liên tục trong 6 tháng đầu đời.

Sữa mẹ có hiệu quả phòng bệnh cực tốt cho trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng đầy đủ

Đối với vắc xin phòng cúm, hãy đảm bảo mỗi năm một lần. Nên tiêm trước khi bắt đầu mùa lạnh khoảng một tháng để phòng bệnh. Tuy nhiên, không tiêm vắc xin trong trường hợp trẻ đang có triệu chứng cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.

Vắc xin phế cầu cũng rất quan trọng. Nó có tác dụng phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, đặc biệt là viêm phổi.

Các bậc phụ huynh cần tuân thủ theo đúng lịch tiêm chủng mà cơ quan y tế đề ra.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cha mẹ cần đa dạng hóa thực đơn và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để giúp bé tăng sức đề kháng. Các loại rau củ nhiều chất xơ và giàu vitamin như rau dền, bí đỏ, cà chua, súp lơ, cải bó xôi… luôn là gợi ý hàng đầu. Thịt lợn, thịt bò, gà, hải sản,… giàu đạm và kẽm. Chúng cũng là những thực phẩm thiết yếu để hệ miễn dịch của bé thêm khỏe mạnh. Trứng, cá cũng cần được kết hợp vào các bữa ăn.

Đối với trái cây, các bậc phụ huynh nên ưu tiên cam, quýt, bưởi, dâu tây, đu đủ. Ngoài ra, trẻ cần uống đủ lượng nước mỗi ngày bởi đây là hình thức thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố.

Vệ sinh môi trường sống và thân thể sạch sẽ

Vi khuẩn và virus tồn tại ở khắp mọi nơi quanh chúng ta. Tốc độ sinh trưởng của chúng lại rất nhanh. Chính vì vậy, nhà ở cần đảm bảo thông thoáng, các bề mặt cần được làm sạch. Thêm vào đó, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh răng mũi họng cho bé, thường xuyên cắt móng tay. Trước khi ăn và sau khi vận động, tay của bé cũng phải được rửa sạch. Người chăm sóc trẻ cũng giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm chéo.

Vệ sinh răng miệng rất quan trọng với hệ hô hấp.

Ngoài ra, cần đảm bảo không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi. Nếu có việc ra ngoài, hãy đeo khẩu trang cho bé.

Giữ ấm cho trẻ trong những ngày lạnh

Nhiễm lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp. Bởi vậy, đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng.

Nhiễm trùng đường hô hấp nên ăn gì?

Ở trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu biện pháp phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ. Với những bé đã mắc bệnh, thực đơn ăn uống khoa học sẽ góp phần cải thiện thể trạng, giúp bé mau khỏe.

Cải thiện sức khỏe với thực phẩm lành mạnh.

Trước hết, thực phẩm giàu protein cần được chú trọng bởi nó rất cần thiết cho sự phát triển của các mô. Từ đó giúp chữa lành các vết thương. Sữa, trứng, súp gà, súp đậu lăng là những món cung cấp nhiều protein. Các loại rau lá xanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Không những thế, lượng magie của chúng còn có vai trò làm sạch đường hô hấp, giúp điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, bơ sữa, sữa chua, hạt điều, hạt chia đều là những món ăn vặt tốt cho sức đề kháng.

Các loại thuốc kháng sinh thiếu hẳn hữu hiệu kháng cự lại các mầm bệnh là virus và cũng không được khuyên cho việc ngăn ngừa nhiểm khuẩn thứ phát do vi khuẩn. Chỉ nên sử dụng kháng sinh lúc nảy sinh các nhiểm khuẩn thứ phát do vi khuẩn. Trên những người bệnh gặp bệnh tật phổi mãn tính, có khả năng cho dùng dược phẩm kháng sinh với ít giới hạn hơn.

đừng sử dụng aspirin cho người bệnh ≤ 18 tuổi và bị nhiểm khuẩn đường hít thở vì có rủi ro bị triệu chứng reye.

Nhiều người bệnh không ngừng ho ở một vài tuần kể từ khi khỏi nhiểm khuẩn đường hít thở trên ( uri ) ; những biểu hiện này nhiều khả năng bớt đi lúc sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít hay những corticosteroid.

Trong nhiều tình huống, dược phẩm kháng virus rất có lợi :

Oseltamivir và zanamivir có hữu hiệu đối với bệnh cảm cúm.
Ribavirin, một nhãn hiệu sản phẩm tương đồng guanosine có hiệu lực uất ức tiến trình sao chép đa dạng virus rna và dna, nhiều khả năng được xét áp dụng đối với những người bệnh giảm sút miễn nhiễm nặng bị nhiểm khuẩn đường hít thở dưới do rsv.
Palivizumab, một đề kháng đơn dòng kháng protein hợp nhất của rsv, đang được ứng dụng để ngăn ngừa nhiễm rsv ở vài ba trẻ con có rủi ro cao.

Như vậy, totchohohap.vn đã cùng các bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bậc phụ huynh yên tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bé yêu!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.
.
.
.