Hiện nay, có rất nhiều người quan tâm đến cách nấu nước chanh sả gừng tăng sức đề kháng. Đây vốn là bài thuốc dân gian lâu đời tại Việt Nam. Trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng thì nó lại được ứng dụng rộng rãi hơn. Bài viết bên dưới của totchohohap.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng về công dụng của loại nước này cũng như cách chế biến, cách dùng!
Uống nước chanh sả gừng có thực sự tăng sức đề kháng?
Chanh, sả và gừng đều là những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Không những thế, chúng đều chứa những dưỡng chất giúp ích cho việc phòng ngừa và trị bệnh.

Chanh
Trái cây họ cam quýt được chỉ định cho những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chúng có tác dụng giảm ho và tiêu đờm trong viêm phế quản, hạn chế tình trạng đau họng, chữa cảm sốt, sát trùng… Quả chanh sở hữu hàm lượng lớn vitamin C. Chất này tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu – thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Nó cũng bảo vệ các tế bào miễn dịch trước sự tấn công của các gốc tự do.
Sả
Trong tinh dầu sả chứa methyl iso-eugenol cùng một vài hợp chất khác. Chúng có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi khuẩn. Những hoạt chất diệt khuẩn của củ sả góp phần giảm ho, sốt. Sả còn thúc đẩy quá trình đào thải độc tố cho cơ thể thông qua cơ chế tăng tiết mồ hôi. Dưỡng chất trong củ sả cũng có tác dụng thông khí, tiêu đờm.
Gừng
Theo y học phương Đông, gừng rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh cảm mạo, phong hàn. Nó cũng góp phần kích thích tiêu hóa, giải độc…
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh gừng có khả năng giảm viêm, giảm đau họng, buồn nôn. Đồng thời, nó còn làm chậm quá trình sản xuất cholesterol.
Từ bao đời nay, nước chanh sả và gừng được dùng để chữa cảm cúm, sát khuẩn, chống đau, giảm viêm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng điều hòa tâm trạng, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, chống lão hóa và giảm cân. Bộ ba thảo dược này cũng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khi được chế biến đúng cách. Bởi vậy, nó rất được yêu thích, nhất là trong những ngày chuyển mùa!
Hướng dẫn cách nấu nước chanh sả gừng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 quả chanh
2 – 3 cây sả
50 gram gừng
20 – 40 gram đường phèn
¼ thìa cà phê muối
Lưu ý : Chanh, sả, gừng cần đảm bảo độ tươi ngon để mang đến nhiều dưỡng chất.
Quy trình chế biến
Bước 1 :
Chanh, gừng và sả đều được rửa sạch trước khi chế biến.
Đối với củ sả, chúng ta lột bỏ phần vỏ già bên ngoài, cắt đi phần lá xanh ở trên. Cắt cây sả thành nhiều khúc, mỗi khúc khoảng 7 – 10cm rồi đập dập.
Gừng thì giữ nguyên vỏ, cắt lát 0,5cm và đập dập.
Vắt quả chanh để lấy nước cốt, bỏ hạt.
Bước 2 :
Đun khoảng 1,5 – 2 lít nước với đường phèn. Đến khi dung dịch sôi, đường phèn hòa tan thì cho sả vào. Sau tầm 3 – 5 phút, chúng ta tiếp tục cho gừng vào, đợi thêm 1 – 2 phút thì tắt bếp. Kế tiếp là bỏ muối vào hỗn hợp.

Bước 3 :
Chúng ta đậy nắp nồi trong vòng nửa tiếng. Sau đó, chúng ta vớt bỏ bã gừng, sả; lọc lại phần nước qua rây để loại bỏ cho hết cặn và để nguội.
Bước 4 :
Khi nước gừng và sả đã nguội hẳn, chúng ta sẽ rót nước cốt chanh vào và thưởng thức. Tùy theo khẩu vị mà các bạn có thể điều chỉnh độ ngọt. Tuy nhiên, không nên dùng nhiều đường vì nó không tốt cho sức khỏe.
Cách làm nước chanh sả gừng thực sự đơn giản, nguyên liệu lại rất dễ kiếm. Chúng ta có thể bảo quản sản phẩm trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 đến 3 ngày.
Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là có nên uống nước chanh sả gừng liên tục không. Dù có công hiệu trong việc ngăn ngừa bệnh nhưng chúng ta tuyệt đối không lạm dụng loại nước này.
Việc sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ như gây nhiệt cho cơ thể, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.

Thời điểm nào uống nước chanh, sả, gừng là tốt nhất? Câu trả lời là vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Nếu uống nước gừng vào buổi tối thì dễ dẫn đến tình trạng khó ngủ. Để đảm bảo sức khỏe dạ dày, bạn hãy sử dụng nước chanh sả gừng sau bữa ăn khoảng 30-60 phút. Chỉ nên uống một lượng vừa phải để hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi.
Những người bị viêm loét dạ dày không nên áp dụng bài thuốc dân gian này bởi nó có thể kéo theo nhiều tác dụng phụ. Ngoài việc gia tăng cơn đau, bệnh nhân có thể đối mặt với những rối loạn khác của hệ thần kinh thực vật như : tiêu chảy, tăng nhu động ruột…
Để ý lúc làm nước chanh sả
Chanh bạn dùng loại lớn không có hột để được nhiều quốc gia hoặc dùng chanh thường đã được tuy nhiên tăng lượng chanh lên 10% nhé.
Tùy theo khẩu vị mà bạn thêm bớt đường, chanh để tăng hoặc giảm bớt vị chua ngọt cho vừa miệng.
Nước chanh sả dùng uống ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ đông giá dùng trong khoảng một tuần.
Qua những chia sẻ ở trên, các bạn đã nắm được cách nấu nước chanh sả gừng tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó là những lời khuyên hữu ích trong việc sử dụng loại nước này. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những biện pháp tăng cường sức khỏe, không phải là thần dược.
Bởi vậy, chúng ta cần kết hợp với lối sống khoa học để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh!