Bí quyết tăng sức đề kháng từ tỏi cực kỳ công hiệu

Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực của người Việt. Đây là thực phẩm rất dễ kiếm. Ngoài ra, trong củ tỏi có những dưỡng chất cực tốt cho sức khỏe. Bạn đã bao giờ nghe đến việc tăng sức đề kháng từ tỏi? Điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Trong bài viết hôm nay, totchohohap.vn sẽ mang đến những kiến thức cực kỳ thú vị và bổ ích về chủ đề này!

Tại sao nói tỏi có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể?

Tỏi có tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh. Thành phần germanium và selen của nó có khả năng chống đột biến tế bào, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do. Với các hoạt chất như ajoene, diallyl disulphide, s-allystein, tỏi có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng và kích thước của khối u. Thêm vào đó, nó còn ngăn cản sự tấn công của độc tố, chất gây ung thư. Chất allicin của tỏi giúp thanh lọc cơ thể. Nó có tác dụng hữu hiệu trong việc làm sạch hệ hô hấp, loại bỏ nicotine. Không những thế, nó cũng giúp tăng cường các tế bào bạch cầu khỏe mạnh. Trong khi đó, bạch cầu là loại tế bào cực kỳ quan trọng trong hệ thống miễn dịch.

Tỏi được dùng để chống trào ngược dạ dày.

Trong tỏi có hợp chất sulfur. Tác dụng của nó là kháng khuẩn, tiêu viêm với hiệu quả cực cao. Chính vì vậy, để phòng ngừa cảm cúm cũng như các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, người ta ăn tỏi mỗi ngày. Theo nghiên cứu, thói quen này giúp giảm đến 63% nguy cơ cảm cúm. Ngoài ra, nó cũng giúp người bị cảm nhanh chóng hồi phục thể trạng hơn.

Germanium là chất có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của con người nhằm chống lại tế bào ung thư. Thật bất ngờ khi germanium trong tỏi cao hơn cả nhân sâm.

Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng của tỏi còn có vitamin C, vitamin B6, Mangan. Tất cả đều củng cố hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Với những lợi ích nêu trên, chúng ta có thể hiểu được vì sao các biện pháp tăng sức đề kháng từ tỏi được khuyến khích.

Các sản phẩm từ tỏi tăng đề kháng dễ chế biến tại nhà

Món đầu tiên mà chúng tôi muốn đề xuất với bạn đọc chính là mật ong ngâm tỏi.

Cách chế biến vô cùng đơn giản. Trước tiên, các bạn cần chuẩn bị 15g tỏi già, khô. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy tỏi non không có nhiều dược tính như tỏi già. Tuyệt đối không sử dụng tỏi mọc mầm. Nguyên liệu tiếp theo là 100ml mật ong nguyên chất. Ngoài ra, các bạn rửa lọ thủy tinh và để khô.

Ăn trực tiếp tỏi ngâm mật ong hoặc pha với nước ấm.

Chúng ta cần lột bỏ vỏ tỏi, rửa bằng nước sạch, để ráo và thái lát. Ngoài ra, bạn có thể đập dập miếng tỏi. Tại sao tỏi cần được làm nhỏ trước khi ngâm mật ong? Sau khi được băm nhuyễn, dưới tác động của enzyme thì tỏi mới giải phóng ra allicin. Mật ong và tỏi được đổ vào lọ với tỷ lệ là cứ 100ml mật thì cho 15g tỏi. Cuối cùng, bạn đậy kín nắp thủy tinh và ngâm khoảng 15 ngày là dùng được.

Vậy tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? Cả mật ong và tỏi đều được xem là chất kháng sinh tự nhiên. Khi chúng được kết hợp với nhau thì tạo ra nhiều công dụng phòng ngừa bệnh tật. Món ăn này được đánh giá cao trong việc chống lại các bệnh cảm cúm thông thường. Đối với những ai đang bị ho, ngạt mũi thì việc sử dụng tỏi ngâm mật ong sẽ giúp các triệu chứng này thuyên giảm. Thêm vào đó là kháng viêm, khử trùng, giảm sưng. Không những thế, nó cũng được dùng để trị viêm mũi, viêm xoang. Ngoài ra, nó còn có nhiều lợi ích khác như điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện trí nhớ…

Tỏi ngâm giấm cũng được nhiều người yêu thích bởi khả năng kích thích vị giác. Việc ngâm giấm làm giảm bớt mùi hăng của tỏi. Không những thế, trong quá trình ngâm, tỏi tiết ra hoạt chất S-Allyl-cysteine (SAC). Hoạt chất này góp phần làm giảm cholesterol. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế hoạt động của các khối u. Nếu tỏi bị mốc hoặc nổi váng thì các bạn không nên sử dụng.

Một số điều cần tránh khi sử dụng tỏi để tăng sức đề kháng

Tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh lên niêm mạc dạ dày. Nếu ăn tỏi lúc đói bụng hoặc lạm dụng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cần đặc biệt lưu ý điều này.

Sử dụng tỏi hợp lý để phát huy hiệu quả phòng và chữa bệnh.

Người có thị lực yếu, bệnh liên quan tới mắt cũng không nên ăn nhiều tỏi. Chất trong tỏi có thể kích thích mắt, dễ dẫn đến tình trạng viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.

Trong rau xanh, hoa quả chín đều có chứa nhiều vitamin C, E và các chống oxy hóa giúp nâng cao sức đề kháng hiệu quả hơn. Mặc dù rau xanh không mang lại những hiệu quả củng cố hệ miễn dịch tức thì nhưng nếu thường xuyên ăn nhiều rau xanh thì vẫn giúp tăng cường sức đề kháng và chống virus.

Hình thức ăn tỏi sống được rất nhiều người lựa chọn vì đơn giản, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp bị tiêu chảy thì không nên ăn tỏi sống khi bởi chất allicin sẽ kích thích thành ruột. Nó sẽ kéo theo tình trạng phù nề, nghẽn mạch máu, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tỏi thường được kết hợp với các thực phẩm khác khác để tăng hương vị trong các bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên, tỏi lại kỵ trứng, thịt gà, thịt chó, cá trắm. Bạn nên tham khảo các loại thực phẩm kết hợp sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể mà totchohohap đã đề cấp rất chi tiết ở bài viết này

Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường sức đề kháng với tỏi. Hãy nắm vững các lưu ý trên đây để khai thác công dụng của tỏi thật khoa học bạn nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.
.
.
.