Viêm Mũi Dị Ứng

1. Tổng quan bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi. Theo thông báo từ dịch tể học, tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số thế giới bởi tình trạng ô nhiễm môi trường, sự công nghiệp hóa ở các nước phát triển dẫn đến xuất hiện các dị nguyên mới đã thúc đẩy tỷ lệ mắc bệnh dị ứng càng tăng cao.

Bạn có thường xuyên bị chảy nước mũi? Tại Việt Nam, trên 87% dân mắc phải các triệu chứng viêm mũi dị ứng, “chỉ riêng tại TP. HCM có khoảng 1.5 triệu người bị viêm mũi dị ứng mãn tính” PGS.TS.BS Lê Công Định – Trưởng khoa tai Mũi Họng Bệnh Viện Bạch Mai chia sẻ tại hội thảo khoa học “Kiểm Soát Bệnh Dị Ứng Trong Bối Cảnh Ô Nhiễm Môi Trường” tại Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 2019. Có nhiều loại viêm mũi khác nhau, hiểu biết về các loại bệnh lý viêm mũi giúp bạn có thể tiếp cận đúng chuyên khoa điều trị trong thời gian sớm nhất.

2.  Các loại bệnh lý viêm mũi

Viêm mũi dị ứng: Nếu bạn nhảy mũi, chảy mũi hay nghẹt mũi vào một thời điểm nhất định trong năm, có thể bạn mắc phải viêm mũi dị ứng – một loại dị ứng ngoài ảnh hưởng đến mũi, có thể gây đỏ, ngứa và chảy nước mắt. Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra mỗi năm hay chỉ trong một khoảng thời gian nào đó trong đời. Triệu chứng dị ứng xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên trong nhà như lông, nước tiểu chó mèo, mạt nhà hay dị nguyên ngoài trời như cây, cỏ, phấn hoa, nấm mốc.

Viêm mũi không do dị ứng: Cơ chế sinh bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Mặc dù triệu chứng tương tự nhưng nguyên nhân không phải do dị ứng. Xét nghiệm đánh giá dị ứng qua da cho kết quả âm tính.

Viêm mũi vận mạch: Triệu chứng thường gặp của viêm mũi vận mạch là nghẹt mũi và chảy dịch mũi sau. Người mắc phải loại viêm mũi này sẽ xuất hiện triệu chứng khi gặp phải sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm hay tiếp xúc với khói bụi, mùi lạ hoặc căng thẳng. Xét nghiệm đánh giá dị ứng qua da cho kết quả âm tính.

Viêm mũi do vi virus: Thường xuất hiện cùng với cảm lạnh và nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên cũng có trường hợp triệu chứng kéo dài hơn một hay vài tuần.

Viêm mũi do thuốc (rhinitis medicamentosa): Loại viêm mũi này xảy ra khi sử dụng thuốc xịt chữa nghẹt mũi hay sử dụng cocaine. Triệu chứng bao gồm nghẹt mũi và chảy dịch mũi sau. Thuốc xịt chữa nghẹt mũi được khuyến cáo chỉ dùng trong thời gian ngắn, lạm dụng thuốc sẽ gây triệu chứng hồi ứng (rebound) – tức lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại và viêm mãn tính niêm mạc mũi rất khó trị. Người mắc chứng viêm mũi này cần phải được thăm khám và theo dõi điều trị bởi bác sĩ để giảm sử dụng các loại thuốc xịt.

Viêm mũi dtắc cơ học: Bệnh lý này thường được thấy ở những người bị vẹo vách ngăn hay hạch vòm họng thường gây nghẹt một bên mũi.

Viêm mũi dnội tiết tố: Loại viêm mũi này thường xuất hiện khi nồng độ hormone thay đổi, xảy ra trong thời kỳ mang thai, dậy thì, kinh nguyệt hay bệnh lý nhược giáp.

3. Nguyên nhân khiến triệu chứng viêm mũi tệ hơn và phương pháp phòng ngừa

Một số nguyên nhân gây bệnh viêm mũi thường gặp nhất:

Dị nguyên ngoài trờiPhương pháp tốt nhất để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng là tránh các tác nhân dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng ngoài trời bạn nên:

  • Đóng cửa chính và cửa sổ trong suốt mùa dị ứng.
  • Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thay vì dùng quạt vì có thể mang không khí từ bên ngoài vào.
  • Tránh các công việc, sinh hoạt bên ngoài thời điểm dị nguyên ngoài trời tăng cao trong ngày.

Bụi mạt nhàBụi mạt nhà là một loại mạt thuộc họ nhện, có kích thước khoảng 0.25 mm nên mắt thường không thể thấy được, chúng sống trong bụi nhà, giường chiếu, chăn nệm đặc biệt là những nơi ở tập thể, vệ sinh kém. Nếu bạn dị ứng với mạt nhà và đang sống ở khu vực có độ ẩm cao bạn nên:

  • Sử dụng máy điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm để giữ độ ẩm tương đối khoảng 50% .
  • Thường xuyên hút bụi, giặt tất cả khăn trải giường, chăn, vỏ gối trong nước nóng để tiêu diệt bụi mạt và loại bỏ các chất gây dị ứng.
  • Loại bỏ thảm vì nó thường là nơi chứa nhiều bụi mạt, chất gây dị ứng.

Lông Chó MèoNếu bạn dị ứng lông chó mèo, thực chất là bạn dị ứng với protein có trong vảy da, nước bọt hoặc nước tiểu dính vào lông của chúng. Để hạn chế bị dị ứng với lông chó mèo, bạn nên:

  • Tốt nhất tránh tiếp xúc với chúng, không để chó mèo gần nơi sống.
  • Hút bụi thường xuyên, rửa tay với xà phòng để loại trừ vi khuẩn sau khi ôm, hôn chó mèo.

Chất gây kích ứng: Nhiều loại hóa chất có thể gây kích ứng mũi, họng và đường thở. Các hóa chất gây kích ứng hay gặp có thể là khói thuốc lá, khói đốt gỗ, mùi, bụi, ô nhiễm môi trường. Để tránh dị ứng bởi các tác nhân này bạn nên:

  • Không hút thuốc và không để ai hút thuốc trong nhà.
  • Tránh các loại xịt phòng, nước hoa, các loại xịt tẩy rửa và các chất có mùi lại trong nhà.

4. Chẩn đoán Viêm mũi

Một người bình thường có thể mắc nhiều hơn một loại viêm mũi. Để chẩn đoán chính xác bác sĩ phải khám và thực hiện nhiều xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Lịch sử bệnh.
  • Thăm khám.
  • Soi dịch mũi.
  • Kiểm tra dị ứng qua da.
  • CT scan xoang mũi.

5. Điều Trị Viêm mũi

Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Xác định, kiểm soát và điều trị những bệnh liên quan làm triệu chứng nặng hơn.
  • Hiểu và dùng thuốc đúng cách.

Các thuốc điều trị viêm mũi như sau:

Steroid xịt mũiSteroid xịt mũi rất hiệu quả trong việc giảm triệu chứng nghẹt mũi, nhảy mũi, ngứa và chảy nước mũi. Thuốc cũng có tác dụng giảm triệu chứng ngứa, đỏ, chảy nước mắt. Thuốc có hiệu quả sau vài giờ hoặc vài ngày và cho tác dụng tốt nhất nếu được dùng hằng ngày. Những loại xịt mũi thông dụng:

Fluticasone (Flixonase)

Budesonide (Rhinocort)

Triamcinolone

Mometasone

Beclometasone

Nước muối rửa mũiNước mũi có thể giúp làm sạch khoang mũi, xoang. Khi thực hiện thường xuyên có thể giúp giảm triệu chứng tiết dịch mũi sau. Khi rửa mũi bạn nên thực hiện trước khi dùng loại thuốc xịt mũi khác.

Thuốc kháng dị ứngThuốc giúp giảm triệu chứng dị ứng. Có thể được dùng trong suốt thời gian bị dị ứng hay khi triệu chứng xảy ra. Có nhiều loại kháng histamines khác nhau, mỗi loại sẽ có hiệu quả khác nhau trên mỗi đối tượng bệnh nhân, một vài loại có thể làm bạn buồn ngủ, một vài loại thì không. Bạn nên thử và tìm ra loại thích hợp nhất cho mình. Một số thuốc kháng dị ứng thông dụng không gây buồn ngủ như sau:

  • Fexofenadine
  • Loratadine
  • Levocetirizine
  • Desloratadine
  • Certirizine (gây buồn ngủ ở một số người)

Thuốc co mạchMột số thuốc như Phenylephrine, Ipratropium Bromide xịt có tác dụng co mạch làm giảm triệu chứng viêm gây chảy mũi, nghẹt mũi.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.
.
.
.